NHỮNG DINH DƯỠNG BỔ SUNG CHO CÚN

 

Chất dinh dưỡng chính là những thành phần có trong thực phẩm mà rất cần cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Có những chất dinh dưỡng cơ thể có thể tự tổng hợp được và ngược lại nên những chất cơ thể không tự tổng hợp được là những chất cần thiết phải bổ sung trong thức ăn.  

Một số loài như chó và mèo đều có thể tự tổng hợp được vitamin C trong gan của nó, vì vậy không cần thiết phải bổ sung vitamin C vào trong khẩu phần ăn của chúng.
Như vậy, một khẩu phần ăn hợp lý là khẩu phần có dinh dưỡng cân bằng, vừa đủ, không thừa cũng không thiếu.


anh-thu-canh-cho-an


Có 6 loại chất dinh dưỡng chủ yếu là: Nước, Carbohydrate, protein, chất béo, khoáng và vitamin. Mỗi loại có 1 chức năng khác nhau trong cơ thể.


Dinh dưỡng là yếu tố quan trong đối với quá trình phát triển của thú cưng. Chế độ dinh dưỡng sai lầm sẽ dẫn đến những bệnh khác nhau như suy dinh dưỡng, béo phì.

Việc cung cấp không đủ dinh dưỡng cho thú cưng đặc biệt là trong giai đoạn còn nhỏ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển hệ cơ xương cũng như việc phát triển tâm sinh lý.

Ở chiều ngược lại việc cung cấp quá nhiều dinh dưỡng lại dẫn tới béo phì gây nên nhiều loại bệnh tim mạch, bệnh ho do chèn ép nội tạng…

Việc này đặc biệt nghiêm trọng đối với thú cưng lớn tuổi. Chính vì vậy mà một chế độ ăn uống cân bằng sẽ đem lại sức khỏe tốt nhất cho bé cưng của bạn.


Cho cún cưng ăn như thế nào để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng?
Một chế độ ăn hợp lý tức là đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con vật tại thời điểm đó, không thừa, không thiếu. Để làm được điều đó, chúng ta phải xây dựng khẩu phần ăn dựa trên một số điểm sau đây:

Thứ nhất, tùy thuộc vào từng giống mà ta có lựa chọn khẩu phần ăn khác nhau. Ví dụ có những giống cơ thể rất bé như: phốc sóc thì chế độ ăn, lượng thức ăn không thể nhiều như những giống lớn như chó Phú Quốc hay Becgie Đức được.

Thứ hai, tùy thuộc từng giai đoạn phát triển mà ta có chế độ ăn khác nhau như: Cún 8 tuần tuổi cần ăn 4 bữa/ngày. Khi nó 3 tháng tuổi nên cho ăn 3 bữa/ngày, 6 tháng tuổi cho ăn 2 bữa/ngày. Khẩu phần thức ăn và chế độ dinh dưỡng cho cún từ 3- 7 tháng tuổi là quan trọng nhất vì đây là thời kỳ tạo xương và cún con lớn rất nhanh.

Đến khi được 1 tuổi chỉ cần cho cún ăn 1 bữa sáng nhẹ và 1 bữa no vào buổi chiều.


Ngoài ra, ta cần lưu ý thêm một số điều như sau:
- Không bao giờ cho con vật ăn đồ đã ôi thiu.

- Thường xuyên cho vật cưng gặm những khúc xương bê để làm sạch răng cũng như giúp vật cảm thấy vui tươi hơn.

- Lượng thức ăn mỗi ngày ngoài phụ thuộc vào giống và giai đoạn phát triển còn tùy thuộc vào mức độ vận động của mỗi con vật.

- Không nên cho vật ăn quá no, để vật có hứng thú với 1 chiếc bánh quy cứng hay 1 khúc xương to để vật vận động cơ hàm như thế sẽ tốt cho răng của vật hơn nhiều.

- Thịt là thành phần quan trọng nhất trong khẩu phần mỗi ngày của cún cưng, dưới dạng này hay dạng khác (không nhất thiết là loại thịt đắt tiền, mà có thể là thịt đóng hộp hay thịt sấy khô, nghĩa là phải được ăn đủ phần thịt hàng ngày của nó).

- Tuyệt đối không bao giờ cho cún ăn bất kỳ loại xương nhỏ nào (xương gà vịt, xương cá, xương sườn,…) vì chúng sẽ vỡ vụn ra và ghim vào cổ họng hay ruột của nó và gây tổn thương ruột.

- Tuyệt đối không nên cho vật ăn 1 số loại thức ăn như sau:
+ Thức ăn có trộn hành lá, hành củ vì những thứ này sẽ phá hoại các thành phần quan trọng trong máu của chó.
+ Mực và Bạch tuộc là thức ăn hải sản rất khó tiêu.
+ Kẹo, khoai tây chiên, lạc, mỳ ống, xúc xích, rượu bia hoặc nước sốt có gia vị. Những loại thực phẩm đó có thể làm cho cún cưng bị bệnh hoặc có một số loại cún có thể bị nghiện nên không chịu ăn theo khẩu phần cần thiết của nó.
+ Đồ hộp, bánh mỳ là những thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh của cún, nhưng nếu cho ăn thường xuyên những thứ này thì vật sẽ ngán mà nên kết hợp với thịt, trứng, cá để khẩu phần ăn có đầy đủ chất.
- Cho vật ăn theo giờ giấc đều đặn trong tô hay đĩa riêng và sạch sẽ.
- Luôn để sẵn và đầy nước sạch trong một tô đựng nước riêng.
- Trước và sau thời kỳ cún được tiêm chủng hãy cho nó ăn thức ăn giầu protein như thịt cá và fomat.
- Nếu vật ăn hết thức ăn trong bữa mà vẫn còn nhu cầu ăn nữa thì bạn cần điều chỉnh khẩu phần hợp lý hơn.
Như vậy, tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng con vật mà ta có khẩu phần ăn hợp lý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mỗi con. Ngoài ra, ta nên xem những chú cún cưng giống như những người bạn thì lúc đó ta sẽ hiểu được cơ thể nó đang như thế nào, nó muốn những gì và từ đó ta có thể chăm sóc nó tốt hơn cả.

 

 

thu-canh-thuc-an


Một số nguồn thức ăn dinh dưỡng cho chó:


Ngoài những thực phẩm hằng ngày như cơm hay thức ăn công nghiệp chế biến sẵn ta còn rất nhiều nguồn thức ăn khác dành cho cún cưng cũng vô cùng bổ dưỡng. Nếu bạn biết kết hợp thì khẩu phần ăn của cún sẽ vô cùng đa dạng và đầy đủ dưỡng chất.

 

Lưu ý:


  • Nên cho cún ăn những thực phẩm tươi ngon tự chế biến sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của vật hơn và hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp hay thức ăn viên công nghiệp.

 

- Sữa: sữa rất tốt cho sức khỏe của cún nhất là cún con đang tuổi phát triển. Ta có thể dùng sữa tươi, sữa hộp hay sữa bột pha với nước sôi cho cún con hay những con đang ốm không ăn uống được và cần nâng cao sức đề kháng (không cho cún đang bị bệnh đường ruột uống sữa). Nên cho vật uống sữa ấm có nhiệt độ bằng nhiệt độ cơ thể.


- Bánh mỳ: thi thoảng cho vật ăn 1 ít bánh mỳ xé nhỏ, bánh quy bẻ vụn hay các loại bột dinh dưỡng cho trẻ em nấu chín vừa lạ miệng giúp vật ăn ngon lại vừa tốt cho hệ tiêu hóa của vật.


- Thịt: thịt bê là tốt nhất nhưng đắt tiền nên bạn có thể dùng thịt lợn, tim gan bò cắt nhỏ nấu chín hoặc có thể dùng các loại thịt hộp.


- Thịt gà, vịt: trứng là nguồn cung cấp chất béo và vitamin nhóm B. Nếu cho vật ăn nhiều trứng thì tốt nhất là cho ăn ở dạng nấu chín. Vỏ trứng là nguồn muối chứa nhiều chất khoáng khá tốt. Có thể sấy khô vỏ trứng, sau đó giã hoặc nghiền nhỏ và trộn vào thức ăn hàng ngày cho con vật.


- Cá: không những giầu chất đạm mà còn giầu vitamin, chất khoáng,… về mặt dinh dưỡng, cá hoàn toàn không thua kém thịt mà còn dễ tiêu hơn thịt. Tuy nhiên, để cún phát triển bình thường cần cho nó ăn không quá 70% các chất đạm từ cá cộng 30% chất đạm từ nguồn khác. Chú ý khi cho vật ăn cá cần loại bỏ các cơ quan phủ tạng, con nhỏ phải rửa cẩn thận và nấu chín. Khi cún con đang đi phân lỏng không nên cho ăn cá.


- Rau: cún ăn được mọi loại rau cắt nhỏ, nấu chín mà nhà bạn vẫn thường ăn, ngoại trừ khoai tây, lạc, ngô. Các loại rau củ nấu chưa nhừ đều không thích hợp để cho vật ăn vì chó hấp thụ kém ở trực tràng.


- Các chất khoáng: các chất khoáng và vitamin không phải lúc nào cũng có đủ trong thức ăn nên cần phải bổ sung chúng dưới dạng ăn thêm. Bạn có thể sử dụng các thứ sau có bán sẵn ở các hiệu thuốc: Gluconat- canxi, Glixero, Phot phat, đường Lacto canxi + Glixero phot phat canxi, Tetravit, Trivit. Bột xương cũng là nguồn bổ sung canxi và phot pho rất tốt cho chó, cần bổ sung bột xương vào khẩu phần của mỗi bữa ăn.


- Các sản phẩm phụ khác: Gan là nguồn cung cấp dinh dưỡng đặc biệt là vitamin A rất tốt, nên đưa gan vào khẩu phần thức ăn của chó con còn yếu, mới ốm dậy và chó trưởng thành trong thời gian chuẩn bị cho giao phối, trong thời kỳ chó còn nhỏ và nuôi chó choai.


Dạ dày, lá lách, thực quản, phổi, vú,… là nguồn axit amin tối cần thiết nhưng hàm lượng dinh dưỡng ít hơn từ 2-5 lần so với mỡ, fomat. Các mẩu thịt vụn, thực quản có thể sử dụng như là thức ăn chính.

Đặc biệt tốt khi cho chó con ăn cổ hũ. Khi đưa phổi vào khẩu phần ăn cần bổ sung thêm đạm, mỡ vì phổi có rất ít các chất đạm hữu ích. Khí quản, tai, môi chứa protein không cao nhưng khi kết hợp với các thành phần có lượng đạm cao sẽ có ích đối với chó choai vì chúng sẽ tạo ra nhiều sụn.

Vú chứa không nhiều protit, một nửa protit là loại không hữu ích nhưng lớp ngoài vú chứa nhiều mỡ, do vậy nếu kết hợp với các thực phẩm nhiều đạm hữu ích sẽl à món ăn tốt. Lá lách có giá trị dinh dưỡng gần như gan nhưng chứa nhiều máu nên dễ bị hư hỏng, khi cho ăn nên nấu chín kỹ. 
Đầu, chân, các loại xương sau khi đã luộc kỹ cho chó con và chó choai ăn rất tốt nếu biết phối hợp với các loại thực phẩm giầu đạm khác.


Máu (huyết, tiết) hơn hẳn về chất lượng đạm so với các cơ quan nội tạng khác của động vật nhưng lại kém về chất lượng mỡ. Nên đun sôi hoặc dùng bột máu đã sấy khô đưa vào khẩu phần ăn chính của chó.


Lòng mề của chim, gia cầm có nhiều năng lượng có thểdùng làm thức ăn tốt cho chó, nhưng không có đủ đạm hữu ích nên không thể coi là nguồn thức ăn duy nhất, khi cho ăn cần phải nấu chín. Xương, da, cẳng, đầu, cổ sườn với các mô mỡ bám theo vào là những sản phẩm phụ của xương và gia cầm → chỉ nên sử dụng làm nước dùng thì tốt hơn.

 

Như vậy, 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho cún cưng của bạn luôn luôn khỏe mạnh, linh hoạt và cũng không quá khó để ta có thể đưa ra những khẩu phần ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất cho con vật. Vấn đề là chúng ta có thực sự xem nó như một người bạn hay không vì chỉ có khi bạn thực sự yêu quý con vật thì bạn mới có thể chăm sóc nó một cách tốt nhất.